Posts

Showing posts from March 29, 2020

KINH NGHIỆM TRÍCH MÁU NHÂN THÂN CỦA TỔ TIÊN

Image
Nhân Mạng Tra Nghiệm Pháp do Lâm Quận Công Phạm Trực ở bộ Hình biên tập vào năm 1737 đời Lê Ý Tông. Chưa có thông tin về nhân vật này, song đây là một tác phẩm pháp y hiếm hoi thời trung đại của nước ta. Trong sách có nói về việc trích máu nhận thân như sau: "Hài cốt của cha mẹ thất lạc ở nơi khác, con cái muốn nhận biết thì trích máu ở cơ thể mình nhỏ lên xương cốt. Nếu là xương cốt của thân sinh thì máu ngấm vào, không phải thì máu chẳng ngấm. Con đẻ hoặc anh em ruột, nếu từ nhỏ phân ly, muốn nhận nhau nhưng khó phân biệt thật giả, bắt mỗi người trích máu nhỏ vào 1 bát, nếu là ruột thịt thì máu ngưng kết, nếu không phải thì chẳng hòa nhau. Nhưng máu tươi gặp muối & giấm thì không ngưng kết được. Nếu lấy muối & giấm sát vào bát từ trước, sẽ thực hiện được trò gian trá. Phàm khi trích máu, rửa sạch bát trước mọi người hoặc lấy bát mới thì sẽ vạch được mưu gian. Cũng có cách hợp huyết, hai người cùng trích máu nhỏ vào trong nước, nếu là cha con; mẹ con; vợ chồng

HOÀNG ĐẾ LÊ THÁNH TÔNG BẢO VỆ NỮ QUYỀN THÔNG QUA LUẬT HỒNG ĐỨC NHƯ THẾ NÀO?

Image
Tượng đồng vua Lê Thánh Tông tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội  Xã hội thời Lê Sơ được quản lý theo mô hình Nhà nước mẫu mực của Nho giáo, với những quy định chặt chẽ về mối quan hệ giữa người với người. Lâu nay, thông qua các tác phẩm văn học của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du ... mà đã đưa vào suy nghĩ của không ít người về "số phận khốn cùng của người phụ nữ thuở xưa", đó là những "tiếng kêu thắt lòng" đầy ai oán. "Tiếng gà xao xác gáy trên vòm Oán hận trông ra khắp mọi chòm Mõ thảm không khua mà cũng cốc Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om" (Tự Tình - Hồ Xuân Hương) Tuy nhiên, đó là văn học, là "ánh trăng lừa dối". Tìm hiểu về luật pháp trung đại và hiểu về văn hóa xưa ta sẽ thấy phụ nữ Việt không đến nỗi "bi ai" như thế. Thông qua bộ luật Hồng Đức, triều đình trung ương Lê Sơ đã có những điều luật bảo vệ "nữ quyền" khá ấn tượng, một điểm sáng của xã hội Đại Việt. Thậ

53 CÁI NHẤT CỦA VUA CHÚA VIỆT NAM

Image
Ở NGÔI LÂU NHẤT Vua Lý Nhân Tông ở ngôi 55 năm (1072- 1127). Lý Nhân Tông còn là ông vua có nhiều niên hiệu nhất: 8 niên hiệu, trong đó có niên hiệu Hội Tường Đại Khánh được dùng lâu nhất là 10 năm. Vua là con trưởng của Lý Thánh Tông và mẹ là thái hậu Ỷ Lan. Nhân Tông trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, là một vua giỏi của triều Lý, hưởng thọ 61 tuổi. Tượng Lý Nhân Tông tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Ở NGÔI ÍT NHẤT Vua Lê Trung Tông (nhà tiền Lê) và vua Nguyễn Dục Đức (Nguyễn Phúc Ưng Chân), mỗi vị ở ngôi 3 ngày, không kịp đặt niên hiệu. Khi Lê Hoàn mất, các con chém giết lẫn nhau. Sau 8 tháng đánh nhau quyết liệt, Trung Tông lên ngôi, được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết chết. Vua Lê Trung Tông bị ám sát (ảnh minh họa) Dục Đức lên ngôi theo di chiếu của Tự Đức. Hai phụ chính đại thần là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nại rằng Dục Đức muốn cải di chiếu nên đã sai Trần Tiễn Thành đọc bớt đi (đoạn nói mắt vua có tậ