NGUYÊN NHÂN CHO SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA.


Việt Nam Cộng Hòa là một Chính quyền tồn tại ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1975. Chính thể này đã kết thúc sự ảnh hưởng đối với lịch sử đất nước sau sự kiện 30/4/1975.
Chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và câu hỏi "Tại sao Mỹ thất bại?", "Tại sao Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) sụp đổ?" vẫn luôn thu hút" sự quan tâm, chú ý đối với các nhà nghiên cứu, học giả, dân chúng trong nước và quốc tế. Dưới quan điểm riêng cá nhân chỉ mang tính chủ quan, bài viết này mang đến một góc nhìn về lý do cho sự sụp đổ của Chính quyền VNCH.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, ô tô và ngoài trời

1. Cơ sở pháp lý không vững chắc.

VNCH tuyên bố kế thừa từ Chính quyền Quốc gia Việt Nam (QGVN) của Quốc trưởng Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Tuy nhiên, Chính quyền QGVN lại không có cơ sở pháp lý vững chắc. Điều này được thể hiện thông qua những chi tiết sau đây:
- Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị thông qua Chiếu thoái vị được công bố ngày 25/8/1945. Công dân Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy được mời làm Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam. Thông qua việc ra Hà Nội làm việc, ông đã thừa nhận tính hợp pháp của Chính thể mới. Do vậy, chỉ người đại diện cho Chính phủ VNDCCH mới có tư cách pháp lý đàm phán với Pháp trong các vấn đề quốc tế.
- Người Pháp đã ký Hiệp định Sơ bộ với Chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) và mời Hồ Chí Minh sang thăm Pháp với tư cách nguyên thủ quốc gia. Thông qua đó, Pháp đã thừa nhận "VNDCCH là một nước tự do nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp". Do vậy, Chính phủ Pháp không thể vì mục đích chính trị của mình và một số người để "chối bỏ" tính hợp hiến, hợp pháp của Chính quyền VNDCCH.
- Quá trình đàm phán với Pháp, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy thể hiện rõ thái độ và lập trường "không vững chắc", "không quyết tâm" khi "ký cũng được, không ký cũng được". Đàm phán không được thì ông bỏ đi du lịch. Đó không phải là hành động của một con người "có lý tưởng", ông hoàn toàn phụ thuộc và chịu tác động của bên ngoài.
Sau khi Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết. Một nội dung rất quan trọng của Hiệp đình này là công nhận Việt Nam là "một nước độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" và sẽ có "tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam".
Thế nhưng Chính quyền VNCH dưới sự lãnh đạo của Ngô Đình Diệm đã không mong muốn thực hiện điều đó, thể hiện qua việc:
- Tổ chức trưng cầu dân ý phế truất Quốc trưởng Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy khi ông không có mặt tại miền Nam Việt Nam. Đó là một cuộc trưng cầu dân ý "gian lận" và không có sự quyết định (phiếu bầu) của người dân miền Bắc Việt Nam. Điều này hoàn toàn khác với Quốc hội VNDCCH được bầu thông qua Tổng tuyển cử trên cả nước.
- Sau khi phế Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, Ngô Đình Diệm tổ chức bầu Quốc hội lập hiến. Tuy nhiên Quốc hội đó không được bầu bởi người dân miền Bắc Việt Nam và người dân ở miền Nam Việt Nam (thuộc vùng Việt Minh kiểm soát). Do vậy, Quốc hội này không thể đại diện pháp lý cho toàn Việt Nam.

2. Chính quyền VNCH không được sử ủng hộ của phần lớn dân chúng.

"Chèo thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân". Chính quyền VNCH kể từ khi ra đời năm 1955 đến khi sụp đổ năm 1975 liên tục gặp biểu tình, phản đối của người dân. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến:
- Phong trào Đồng Khởi dưới sự lãnh đạo của Việt Minh năm 1960.
- Phong trào biểu tình phản đối đàn áp tôn giáo của Phật tử năm 1963, 1965.
- Phong trào biểu tình phản đối chiến tranh của sinh viên, học sinh Sài Gòn và miền Nam Việt Nam diễn ra khắp thời kỳ Quân quản và Đệ nhị VNCH.

3. Nền kinh tế kém, quản lý không hiệu quả

a. Chính sách quản lý kinh tế sai lầm, gây mâu thuẫn trong xã hội.

Bên cạnh một số chính sách tích cực thì Chính quyền VNCH cũng gặp phải nhiều sai lầm, khó khăn trong quản lý kinh tế.
- Sai lầm trong chính sách Cải cách ruộng đất của Chính phủ Ngô Đình Diệm đã gây mâu thuẫn trong đời sống nông dân miền Nam Việt Nam, bất bình đối với số đông tiểu nông.
- Tham nhũng là một trong những vấn nạn lớn mà Chính quyền VNCH phải đối mặt. Điều này đã được các sử giả, nhà nghiên cứu quốc tế đánh giá một cách công khai thông qua các công trình, sách báo, thước phim tư liệu. Tại các tỉnh, viện trợ kinh tế, xã hội, bình định phát triển.. bị quan chức đục khoét trầm trọng, tiền viện trợ của Mỹ không được dùng vào mục tiêu kinh tế quân sự mà vào túi bọn quan chức.
- Hoạt động kinh tế ngầm phát triển âm thầm nhưng len lỏi vào đời sống xã hội. Hàng buôn lậu giá rẻ đã góp phần bóp chết nền sản xuất của VNCH, do hàng hóa làm ra không cạnh tranh nổi về giá.
- Thời kỳ Đệ nhị VNCH, Tổng thống Ngô Đình Diệm thi hành chính sách "cưỡng ép người Hoa", khiến họ xuống đường biểu tỉnh phản đối năm 1957 gây "chao đảo nền kinh tế". Sau này, thời Đệ nhị VNCH, người Hoa gần như nắm quyền, chi phối nền kinh tế nội địa. Các ngân hàng của người Hoa chiếm khoảng 80% tổng số tín dụng dành cho thương mại. Ngay cả buôn bán lúa gạo (cốt lõi cho văn minh người Việt) cũng bị người Hoa nắm quyền trong lưu thông...

b. Đánh giá về nền kinh tế VNCH.

- Kinh tế khác biệt giữa thành thị "giàu có" và nông thôn "nghèo nàn".
- Phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ. Hơn 65% thu nhập quốc dân và hầu hết chi tiêu chính phủ là lấy từ viện trợ kinh tế của Mỹ.
- Gánh nặng quốc phòng, an ninh, chi phí tổn thất do chiến tranh gây ra.
- Một nền kinh tế mới nhưng hơn 55% cơ cấu kinh tế nghiêng về dịch vụ (phục vụ cho lính Mỹ và đồng minh ...), sản xuất hàng hóa không nhiều. Công nghiệp nặng và hóa chất vẫn ở mức sơ khai. Các nuyên vật liệu thiết yếu, cơ bản phải lệ thuộc vào nhập khẩu: gạo, xăng dầu, phân bón, hàng tiêu dùng ...

4. Không đoàn kết, mâu thuẫn nội bộ.

Những người VNCH hay đúng hơn là những người đối lập với Việt Minh không ai có đủ uy tín, năng lực để giữ một khối đoàn kết thống nhất. Liên tục các vụ đảo chính, áp sát diễn ra trong thời gian 21 năm tồn tại của Chính quyền VNCH.
Từ không đoàn kết trong chính quyền đến không đoàn kết trong dân chúng, một xã hội bị phân hóa rõ rệt về mục tiêu, lý tưởng, quan điểm. Do vậy sự sụp đổ là một điều có thể dự báo trước.

5. Ảnh hưởng bởi chiến tranh và kế hoạch lật đổ của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam

Lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã có kế hoạch cụ thể để xâm nhập vào bộ máy Chính quyền VNCH, kiểm soát và chi phối từ chính trị, quan sự đến các vấn đề xã hội. Đây là một trong những yếu tố khiến VNCH sụp đổ nhanh hơn.

6. Phụ thuộc vào Mỹ

Điều quan trọng và cốt lõi nhất là Chính quyền VNCH phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, về mọi thứ. Vâng, phụ thuộc vào mọi thứ.
“Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa lúc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó..."
(Tổng thống Mỹ John F. Kennedy)
"Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập!"
(Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu)

Dù đứng trên quan điểm như thế nào thì cũng không thể phủ nhận rằng: Chính quyền VNCH đã sụp đổ và chấp dứt hoạt động sau năm 1975. Quá trình đó phản ảnh đúng bài học lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó là: "Không thể trông chờ vào bên ngoài, chỉ có nội lực của dân tộc mới là sức mạnh làm nên thành công".

Nguồn tham khảo:
- Tạp chí xã hội quốc tế (International Socialist Review)
http://www.isreview.org/issues/33/vietnam2.shtml
- TS. Nguyễn Tiến Hưng - Khi đồng minh tháo chạy.
- Báo BBC
- SGK Lịch sử 12.
- Báo Tiền Phong
- VOV

Comments

Popular posts from this blog

TRUYỀN THUYẾT 9 ĐỨA CON CỦA RỒNG – LONG SINH CỬU PHẨM

PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG - ĐỨC PHẬT GIỮA HOÀNG TRIỀU

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SÀI GÒN