Posts

PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG - ĐỨC PHẬT GIỮA HOÀNG TRIỀU

Image
Chẳng phải những bậc kì tài do truyền thuyết thêu dệt, một con người có thật trong lịch sử bằng xương bằng thịt, sinh ra và lớn lên tại kinh đô Thăng Long. Sau khi đã hoàng thành sự nghiệp vẻ vang, đánh đuổi giặc ngoại xâm, đem lại quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cho muôn dân Đại Việt đã từ bỏ ngai vàng, vào Yên Tử tu hành rồi hiển Phật…Đó chính là Đức Vua Trần Nhân Tông – một vị hoàng Đế minh quân kì tài, góp phần tô thêm trang sử vàng chói lọi của dân tộc thời nhà Trần, tạo lập đỉnh cao của nền văn minh Đại Việt. Triều đại nhà Trần kéo dài 175 năm, từ năm 1225 đến năm 1400 và trải qua 14 đời vua. Trần Nhân Tông là đời vua thứ 3, sau ông nội là vua Trần Thái Tông và vua cha là Trần Thánh Tông. Hoàng đế Trần Nhân Tông (tại vị: 1278 - 1293) tên húy là Trần Khâm, quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định). Ông là con trưởng của Thánh Tông Trần Hoảng và mẹ là Nguyễn Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 t

GIAI THOẠI VỀ VUA ĐINH TIÊN HOÀNG - ĐINH BỘ LĨNH

Image
(tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo) Vua Đinh Tiên Hoàng vốn họ Đinh, tên Bộ Lĩnh ( 丁部領 ). Đinh Bộ Lĩnh sinh vào ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức 22 tháng 3 năm 924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu, sau theo về với Ngô Vương, vẫn được giữ chức cũ, rồi mất. Sau khi cha mất, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ngoại (Gia Thủy, Nho Quan) vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Cả một thời gian dài mò cua bắt ốc giúp mẹ, cậu bé Đinh Bộ Lĩnh đã phải đến ở nhờ người chú là Đinh Thúc Dự tại sách Bông. Chú giao cho đi chăn trâu, cắt cỏ, do đó mà chơi thân với lũ trẻ trong làng. Cậu bé láu lỉnh thông minh đã bày ra nhiều trò chơi khá độc đáo. Lúc bấy giờ bốn phương loạn lạc, các ông thổ hào ở các vùng đều mong mở mang cơ nghiệp, tranh bá đồ vương, nên chuyên dùng gươm giáo để đọ sức nhau, đem quân đi gây chiến nơi này nơi khác

Tại Sao Kì lân, Phượng hoàng, Rùa và Rồng là những con vật tượng trưng cho điều tốt lành? (Tham khảo)

Image
Thời xưa ở Trung Quốc, Kì lân, Phượng hoàng, Rùa và Rồng được gọi chung là "tứ linh" (bốn giống vật linh thiêng). Truyền thuyết nói rằng: "Kì lân tín nghĩa, Phượng hoàng trị loạn, Rùa báo điềm lành, còn Rồng có phép biến hoá". Nói vậy cũng có nghĩa Kì lân là biểu tượng của đức hạnh đôn hậu, tượng trưng cho đời thịnh trị thái bình; Phượng hoàng giữ gìn cuộc sống bình yên; Rồng có thể hô phong hoán vũ nên tượng trưng cho quyền lực và sự tôn nghiêm; Rùa biết trước tương lai, và cũng là con vật tượng trưng cho sự trường thọ. Vì thế bốn loài này được coi là những con vật tiêu biểu cho sự tốt lành. Nhưng trong số đó chỉ Rùa là có thực, còn lại đều là những con vật thần thoại hoặc nói cách khác là những hình tượng nghệ thuật do con người sáng tạo ra. Kì lân trong truyền thuyết thân giống hươu, đầu mọc một sừng duy nhất, có vẩy như cá, đuôi như đuôi trâu, tính ôn hòa, thuần nhã, độ lượng cho nên được coi là loài thú nhân hậu, có đức hạnh. Các bậc đế vương T

TRUYỀN THUYẾT 9 ĐỨA CON CỦA RỒNG – LONG SINH CỬU PHẨM

Image
Trong thần thoại Trung Quốc, rồng ( hay Long vương ) là một sinh vật cao quý, thiêng liêng. Con người luôn tôn thờ loài rồng và chỉ có hoàng tộc mới được sử dụng hình ảnh con rồng làm biểu trưng cho quyền lực cũng như thân phận cao quý của họ. Sơ lược về Long tộc Rồng là một sinh vật xuất hiện trong cả thần thoại phương Đông và phương Tây, nhưng hoàn toàn khác nhau về ngoại hình. Rồng Đông phương có mào, cựa gà, thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá, dù không có cánh nhưng có thể tự do bay lượn. Trong khi loài Rồng Tây phương có hình tượng phổ biến là một loài bò sát có vảy, cánh, đuôi dài, có khả năng phun lửa. Theo truyền thuyết, Rồng Tây phương đến từ địa ngục. Các nước Châu Á coi Rồng là sinh vật thần thánh và mang lại cát tường (may mắn) trong khi các nước Châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung tàn. Rồng Đông phương là sinh vật bí ẩn nhất trong 12 con giáp và đứng đầu trong tứ linh (Long – Lân – Quy – Phụng).

NGUYÊN NHÂN CHO SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA.

Image
Việt Nam Cộng Hòa là một Chính quyền tồn tại ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1975. Chính thể này đã kết thúc sự ảnh hưởng đối với lịch sử đất nước sau sự kiện 30/4/1975. Chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và câu hỏi "Tại sao Mỹ thất bại?", "Tại sao Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) sụp đổ?" vẫn luôn thu hút" sự quan tâm, chú ý đối với các nhà nghiên cứu, học giả, dân chúng trong nước và quốc tế. Dưới quan điểm riêng cá nhân chỉ mang tính chủ quan, bài viết này mang đến một góc nhìn về lý do cho sự sụp đổ của Chính quyền VNCH. 1. Cơ sở pháp lý không vững chắc. VNCH tuyên bố kế thừa từ Chính quyền Quốc gia Việt Nam (QGVN) của Quốc trưởng Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Tuy nhiên, Chính quyền QGVN lại không có cơ sở pháp lý vững chắc. Điều này được thể hiện thông qua những chi tiết sau đây: - Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị thông qua Chiếu thoái vị được công bố ngày 25/8/1945. Công dân Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy được mời làm Cố vấn tối c

NHỮNG ĐẠI DỊCH TRONG LỊCH SỬ

Image
I.     Bệnh Dịch Hạch Căn bệnh dịch hạch - “Cái Chết Đen” là một trong những dịch bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Ở thế kỷ thứ 14, dịch bệnh này đã tàn phá châu Âu và châu Á thông qua con đường truyền bệnh là giao thương buôn bán tại các thành phố cảng. Đại dịch này đã tác động rất lớn đến xã hội châu Âu, mở ra bước ngoặt lịch sử, đồng thời cũng là một thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.  Người ta từng nghĩ rằng bệnh dịch hạch này bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra đại dịch này bắt nguồn từ một vùng thảo nguyên có chứa dịch bệnh kéo dài từ phía Tây Bắc bờ biển Caspi vào miền nam nước Nga. Trong một cuộc tấn công thương nhân người Ý do người Mông Cổ phát động ở Kaffa (ngày nay là Feodosia) thuộc bán đảo Crimea, dịch bệnh đã bùng phát từ những kẻ bao vây thị trấn, từ đó xâm nhập vào những người dân sống tại đây.  Đến mùa xuân năm 1347, người Ý đã chạy trốn trên tàu của họ và mang theo dịch bện